Bệnh xì mủ (chảy nhựa) trên cây ăn quả: Xoài, Sầu riêng, biểu hiện dịch nhựa chảy ra từ thân, cành, nách của cành. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa. Bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn, về lâu dài cây sẽ chết , chặt bỏ phá vườn.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân trực tiếp: do nấm Phytophthora sp gây ra, kết quả phân lập định danh lấy mẫu từ các vết miệng xì mủ cho kết quả là có sự hiện diện của nấm Phytophthora sp
- Nguyên nhân gián tiếp: Cây bị sai lệch về sinh lý, bị tác động bởi các yếu tố không mong muốn: sử dụng chất kích thích tố, ức chế sinh trưởng trong quá trình làm bông ra hoa, bón phân mất cân đối (ngộ độc do thừa, do thiếu). Buộc cây trồng phải đào thải đẩy độc tố ra ngoài, tạo các vết nứt tiết dịch nhựa (mủ).
- Phân tích: Nấm Phytophthora sp có mọi nơi trong môi trường xung quanh, điều này cho thấy nấm Phytophthora sp có thể tấn công bất cứ lúc nào, trên mọi đối tượng cây trồng, mọi giai đoạn của cây. Nhưng bệnh xì mủ chỉ xảy ra ở các cây lớn đã cho trái. Điều này chứng tỏ nấm Phytophthora sp xuất hiện trên vết nứt xì mủ sau khi cây tiết ra dịch nhựa đào thải chất độc. Vì sự phát triển của tự nhiên sau khi tấn công vết loét nấm Phytophthora sp sẽ phát triển phát tán sâu vào bện trong mạch dẫn của cây. Chống khô vết loét đảm bảo dịch nhựa chảy suốt cung cấp dinh dưỡng để phát triển.
Khắc phục:
1. Đối với cây đã xì mủ: sử dụng song song giải quyết được cả tác nhân trực tiếp và gián tiếp, nghĩa là phun thuốc diệt nấm Phytophthora sp và các biện pháp giải độc cho cây, khuyến cáo của tôi là sử dụng Uno 80gr/phuy 200 lit sử dụng cho 40 cây trưởng thành. Mục đích là thuốc diệt nấm Phytophthora sp giúp khô vết loét. Uno sẽ giải độc phân hủy các độc tố trong cây, giúp cây hồi phục về trạng thái cân bằng. Quá trình đào thải độc tố không diễn ra đồng nghĩa cây không tiết ra dịch nhựa (mủ).
2. Đối với cây còn tốt đã can thiệp bởi kích thích tố trong quá trình xử lý ra hoa: Nên sử dụng Uno ở 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 kết thúc quá trình rụng sinh lý trái non của cây, giúp cây đào thải lượng kích thích tố (Paclo, Uniconazole, Thioue, GA3, NAA…..) đưa cây về trạng thái cân bằng tiếp tục quá trình phát triển nuôi trái.
Giai đoạn 2: Sau khi thu hoạch, tiến hành tạo táng phun Uno 80gr/200lit/40-50 cây. Giúp cây phục hồi tái tạo năng lượng, trẻ hóa, giải đôc lượng phân bón mất cân đối đã sử dụng sẵn sàng cho vụ mùa tiếp theo.
3. Đối với cây đã xử lý ra hoa không thành công: Thông thường sau khi xử lý ra hoa không thành công, chúng ta phải đợi cây ra 2 -3 cơi đọt thời gian mất 3 tháng mới đủ cho quá trình xử lý ra hoa lại (tỷ lệ thành công không cao, do cây đã bị ảnh hưởng lần trước, và thời điểm thời gian không thích hợp). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của vườn. Khuyến cáo: sau khi xử lý không thành công tiến hành phun Uno giải độc ngay vẫn liều 80gr/200lit/40-50 cây. Quá trình giải độc sẽ diễn ra trong thân cây, giúp cây mau đi ra cơi đọt thời gian rút ngắn còn 1 tháng. Có thể tiến hành xử lý ra hoa lại, tỷ lệ thành công cao.
Thân chào! Chúc nhà vườn được mùa trúng giá